Việt Nam có một lịch sử lâu đời và phong phú. Từ thời tiền sử, vùng đất hình chữ S này đã có người sinh sống. Qua nhiều thăng trầm và biến động, các bộ tộc người Việt đã dựng nên những vương quốc, đế quốc hùng mạnh và để lại nhiều dấu ấn đối với lịch sử dân tộc. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử đầy hấp dẫn của đất nước Việt Nam qua các giai đoạn nhé
1. Thời tiền sử
1.1. Thời đại đồ đá
Ngay từ thời đại đồ đá cũ cách đây hàng trăm nghìn năm, vùng đất Việt Nam đã có người sinh sống. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích về sự có mặt của con người tiền sử tại các hang động, núi đá như hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên ở Lạng Sơn, núi Đọ ở Thanh Hóa. Họ sống bằng săn bắt và hái lượm trong môi trường tự nhiên hoang sơ.
Sang thời kỳ đồ đá mới cách đây 15.000 – 18.000 năm, người Việt cổ đã chuyển sang sống định cư, biết trồng lúa nước và chế tác công cụ lao động từ đá. Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam.
1.2. Thời đại đồ đồng đá
Khoảng 4000 – 3500 năm trước Công nguyên, nền văn hóa Phùng Nguyên ra đời, đánh dấu sự khởi đầu của thời đại đồ đồng đá ở Việt Nam. Thời kỳ này, người Việt đã biết khai thác và đúc những đồ đồng thô sơ từ các mỏ đồng tự nhiên. Đây là bước tiến quan trọng trong lịch sử kỹ thuật của người Việt cổ.
1.3. Thời đại đồ đồng
Đến khoảng 3000 năm trước Công nguyên, nền văn hóa Đồng Đậu xuất hiện. Người Việt đã đúc được những đồ đồng tinh xảo và đẹp mắt hơn. Họ cũng đã biết kỹ thuật đánh bóng và trang trí hoa văn trên đồ đồng. Đồ đồng Đồng Đậu có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.
1.4. Thời đại đồ sắt
Vào khoảng 1200 TCN, nền văn hóa Đông Sơn ra đời ở khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng, đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam. Những chiếc trống đồng Đông Sơn tinh xảo với hoa văn được chạm khắc công phu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt cổ. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều hiện vật quý giá khác như vũ khí, dụng cụ, đồ trang sức làm bằng đồng thể hiện trình độ kỹ thuật cao của thời kỳ này.
2. Thời kỳ cổ đại
2.1. Hồng Bàng và Văn Lang
Theo truyền thuyết, vào khoảng năm 2879 TCN, nhà nước Xích Quỷ của người Việt ra đời ở khu vực phía Nam sông Dương Tử. Tuy nhiên, sự tồn tại của nhà nước này chưa được khảo cổ học xác nhận.
Đến thế kỷ thứ VII TCN, vương quốc Văn Lang của người Việt được thành lập ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Nhà nước Văn Lang có bộ máy chính quyền tương đối hoàn chỉnh, chia ra các đơn vị hành chính cấp bộ, làng. Người dân Văn Lang sống bằng nông nghiệp lúa nước.
2.2. Nhà Thục
Đến thế kỷ thứ III TCN, Thục Phán – thủ Lĩnh bộ tộc Âu Việt, đã đánh bại vua Hùng thứ 18, thống nhất các bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc đóng đô tại Cổ Loa (nay là Hà Nội).
3. Thời Bắc thuộc (180 TCN – 938)
3.1. Nhà Triệu (180 TCN – 111 TCN)
Trong lúc nhà Tần gặp khó khăn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng vào năm 210 TCN, Triệu Đà mở rộng lãnh thổ. Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của An Dương Vương, lập nên nước Nam Việt độc lập, kinh đô tại Phiên Ngung. Nhà Triệu cai trị trong 68 năm, từ 179 TCN đến 111 TCN.
3.2. Bắc thuộc lần 1 (111 TCN – 40 SCN)
Năm 111 TCN, sau khi thống nhất Trung Hoa, Hán Vũ Đế cho quân xâm chiếm Nam Việt và sáp nhập vào lãnh thổ nhà Hán. Chính sách đồng hóa người Việt bằng văn hóa Hán bắt đầu được thực hiện khiến người Việt phải sống dưới ách đô hộ nặng nề của phương Bắc.
3.3. Hai Bà Trưng (40 – 43)
Năm 40, Hai Bà Trưng ở quận Giao Chỉ đã dấy binh khởi nghĩa và giành được độc lập. Trưng Trắc tự xưng là Trưng Nữ Vương. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, nhà Hán cử Mã Viện sang đàn áp và do tổ chức quân đội chưa hoàn thiện nên không thể chống cự lại, Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên sông Hát để giữ vẹn khí tiết
3.4. Bắc thuộc lần 2 (43 – 544)
Sau thất bại của Hai Bà Trưng, các chính quyền phong kiến Trung Hoa kế tiếp như Đông Ngô, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, Lương tiếp tục đô hộ Việt Nam. Dưới ách thống trị này, người Việt vẫn liên tục đứng lên kháng chiến, tuy thất bại nhưng khí phách vẫn không tắt.
3.5. Nhà Tiền Lý (544 – 602)
Năm 544, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, lập ra nước Vạn Xuân độc lập, xưng vương là Lý Nam Đế.
Năm 545, Lý Nam Đế bại trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục đã đánh đuổi được quân Lương năm 550, tự xưng là Triệu Việt Vương.
Đến 571, Lý Phật Tử (cháu của Lý Nam Đế) đã cướp ngôi, nhà nước Vạn Xuân độc lập đến năm 602 bị nhà Tùy sang đánh
3.6. Bắc thuộc lần 3 (602 – 905)
Năm 602, nhà Tùy đánh bại nước Vạn Xuân và lại thiết lập Bắc thuộc lần 3 cho Việt Nam. Tiếp nối nhà Tùy, nhà Đường cũng lần lượt đô hộ Việt Nam gần 300 năm
Trong giai đoạn này, người Việt đã tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự cai trị của nhà Đường như Lý Tự Tiên, Đinh Kiến, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng và Dương Thanh từ cuối thế kỷ VII tới thế kỷ IX.
3.7. Thời kỳ tự chủ (905 – 939) – Nhà Khúc
Tới cuối thế kỷ IX, sau những biến cố nội bộ và chiến tranh ở Trung Quốc, nhà Đường suy yếu. Tại Việt Nam, vào năm 905, Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La, đánh dấu bước ngoặt thời kỳ tự chủ sau gần 1000 năm Bắc thuộc.
4. Thời kỳ quân chủ (939 – 1945)
4.1. Thời Kỳ Độc Lập (939 – 1407)
Sau chiến thắng oanh liệt trước quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng năm 938, quân sĩ các trấn lập Ngô Quyền làm vua, sáng lập nên nhà Ngô vào năm 939. Đây được coi là cột mốc đánh dấu sự ra đời của nhà nước phong kiến độc lập đầu tiên của người Việt sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Các triều đại độc lập tiếp theo gồm:
- Nhà Đinh (968 – 980): được thành lập năm 968 bởi Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân. Ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà Đinh kéo dài được 12 năm.
- Nhà Tiền Lê (980 – 1009): Sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát, Đinh Toàn (Đinh Phế Đế) mới 6 tuổi, còn quá nhỏ để trị vì đất nước phải nhường ngôi. Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế, lập ra nhà Tiền Lê, lấy tên gọi là Lê Đại Hành. Nhà Tiền Lê trải qua 3 đời vua, chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời.
- Nhà Lý (1009 – 1225) do vua Lý Công Uẩn lập nên năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ Tiền Lê. Ông lên ngôi lấy hiệu là Lý Thái Tổ, đổi tên nước thành Đại Việt. Nhà Lý kéo dài 216 năm với 9 đời vua, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở mang bờ cõi, ổn định chính trị. Triều đại này kéo dài 9 đời vua, kết thúc khi Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần.
- Nhà Trần (1225 – 1400): Được truyền ngôi, Trần Cảnh lên ngồi Vua, lấy tên Trần Thái Tông nhưng còn quá nhỏ (8 tuổi), toàn bộ quyền hành đều do Trần Thủ Độ và Trần Thái nắm. Nhà Trần kéo dài 12 đời hoàng đế với 175 trị vì.
- Nhà Hồ (1400 – 1407): Hồ Quý Ly lập nên sau khi lật đổ nhà Trần, tự xưng vua và đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
Trong suốt thời kỳ độc lập, Việt Nam đã đẩy lùi thành công nhiều cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc như nhà Tống, nhà Nguyên, đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Điều đó khẳng định vị thế độc lập tự chủ của đất nước trong thời kỳ này.
4.2. Thời kỳ Bắc Thuộc lần thứ IV (1407 – 1427)
Năm 1407, quân Minh sang xâm lược Đại Ngu dưới danh nghĩa trừ diệt nhà Hồ phục ngôi nhà Trần. Nhà Hồ sụp đổ, bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 4 kéo dài 20 năm đen tối.
4.3. Thời kỳ Trung Hưng – Nhà Hậu Lê (1427 – 1527)
Năm 1418, sau hơn 10 năm, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nổi dậy chống lại ách thống trị của nhà Minh. Đến năm 1428, quân Minh hoàn toàn rút khỏi Đại Việt. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Hậu Lê, mở đầu thời kỳ trung hưng.
4.4. Thời kỳ chia cắt (1527 – 1802)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc sau khi giành ngôi từ nhà Hậu Lê (nhà Lê trung hưng). Nhà Hậu Lê được tái lập vài năm sau đó với sự giúp đỡ của Nguyễn Kim và giành được kiểm soát khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim qua đời, con rể Trịnh Kiểm tiếp quản quyền bính và gia đình Trịnh đã chiếm ưu thế trước gia đình Mạc vào năm 1592, mở đầu cho thời kỳ vua Lê chúa Trịnh
Sự mâu thuẫn giữa hai cận thần của nhà Lê trung hưng, Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng, đã dẫn đến phân chia đất nước thành hai lãnh thổ: Đàng Ngoài (do gia đình Trịnh cầm quyền) và Đàng Trong (do gia đình Nguyễn cầm quyền). Mở ra thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm biên giới
Trong giai đoạn này, ngoại thương phát triển mạnh , với cả Đàng Ngoài và Đàng Trong tham gia vào hệ thống giao thương toàn cầu với các nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Các mặt hàng chính được là tơ lụa, hồ tiêu, gốm sứ.
Từ giữa thế kỷ XVIII, cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn, phong trào Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ thành lập đã phát triển lớn mạnh và đánh bại hai chế độ cai trị của gia đình Nguyễn và Trịnh. Tây Sơn đã chiếm hầu hết lãnh thổ và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau cái chết của vua Nguyễn Huệ, nội bộ Tây Sơn bị xung đột, dẫn đến suy yếu.
4.5. Thời kỳ thống nhất (1802 – 1858)
Năm 1802 với sự hậu thuẫn của một số người Pháp, Nguyễn Phúc Ánh thuộc dòng dõi chúa Nguyễn đã đánh bại Tây Sơn. Ông lên làm vua lấy niên hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn. Ông đổi tên nước từ Đại Việt thành Việt Nam và đóng đô ở Huế.
Gia Long và Minh Mạng, đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo mô hình Trung Quốc thời nhà Thanh. Tuy nhiên, từ năm 1830, một số giới trí thức Việt Nam đã nhận thấy sự tụt hậu của đất nước và đề xuất học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp – thương mại. Tuy nhiên, các vua sau Gia Long lại coi trọng phát triển nông nghiệp và tiếp tục cấm buôn bán với nước ngoài.
Ngoài ra, các vua của nhà Nguyễn lo ngại về sự lớn mạnh của Công Giáo nên ngăn cấm truyền bá, đàn áp những người theo đạo và tiến hành san bằng nhiều xóm đạo.
5. Thời kỳ hiện đại (1858 – nay)
5.1 Pháp thuộc (1858 – 1945)
Năm 1858, Hải quân Pháp xâm lược Việt Nam bằng việc tấn công Đà Nẵng và và đánh xuống Sài Gòn. Kết quả là Pháp chiếm đóng cả miền Đông và miền Tây, hình thành lãnh thổ thuộc địa Nam Kỳ. Tiếp đó, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp tiếp tục xâm chiếm miền Bắc Việt Nam. Sau đó tiếp tục cho ác vua nhà Nguyễn đến thời Bảo Đại duy trì, tuy nhiên quyền lực hạn chế, tất cả chuyện lớn phải thông qua Toàn quyền Đông Dương của Pháp duyệt.
Pháp hoàn tất việc xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và thiết lập chế độ thuộc địa tại Đông Dương. Pháp thành lập bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, chia Việt Nam thành 3 kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ, dưới sự quản lý của các quan lại Pháp. Việt Nam bị cải cách giáo dục và thay đổi hệ thống chữ viết từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ.
Đầu thế kỷ XX, các phong trào dân tộc và cải cách xã hội xuất hiện như phong trào Duy Tân và phong Trào Đông Du nhằm vận động tăng cường dân trí, dân chủ và nhân quyền. Các phong trào này bị thực dân dẹp bỏ vì nguy cơ ảnh hưởng đến chế độ thuộc địa. Việt Nam Quốc dân Đảng (1920) và Đảng Cộng sản Đông Dương (1930) ra đời và cũng nhanh chóng trở thành mục tiêu của Pháp.
5.2 Thời kỳ cộng hòa (1945 – nay)
Tuyên bố độc lập
Tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức thành công Cách mạng tháng Tám, giành quyền lực ở hầu hết Việt Nam.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, hủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ Bắc tới Nam. Một cuộc bầu cử toàn quốc đã được tổ chức đầu năm 1946, Quốc kỳ mới là cờ nền đỏ với sao vàng năm cánh, và hiến pháp được thông qua. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở thành đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam từ Bắc tới Nam.
Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
Năm 1947, Pháp chiếm lấy toàn bộ các đô thị lớn của Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục chiến tranh nhân dân và du kích, làm cho Pháp sa lầy. Năm 1949, Pháp đành đàm phán với các chính trị gia Việt Nam chống lại chính quyền Hồ Chí Minh và thành lập chính phủ mới là Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo, nhưng vẫn dưới sự hỗ trợ của Pháp.
Năm 1950, Trung Hoa và Liên Xô trợ giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vũ khí, trong khi Mỹ hậu thuẫn Pháp. Thất bại tại trận Điện Biên Phủ năm 1954 khiến Pháp và Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam.
Hiệp định Genève được ký kết năm 1954, tạm thời phân chia Việt Nam thành hai miền. Miền Bắc do chính quyền Hồ Chí Minh lãnh đạo, còn miền Nam do Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại cầm quyền. Hiệp định quy định tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước, nhưng cuộc tuyển cử không diễn ra do sự can thiệp của Mỹ.
Chiến tranh Việt Nam (1955 – 1975)
Trong giai đoạn 1956 – 1958, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị Quốc gia Việt Nam tổ chức tuyển cử thống nhất đất nước nhưng bị từ chối. Năm 1955, với sự hỗ trợ của Mỹ, Ngô Đình Diệm gian lận trong Cuộc trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam để trở thành Tổng thống của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Mỹ hỗ trợ Diệm xây dựng cải cách điền địa và củng cố quân đội.
Chính phủ Ngô Đình Diệm bắt đầu đàn áp chính trị và tôn giáo, gây ra nhiều cuộc thảm sát và mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc. Năm 1959, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được hình thành để kêu gọi tổ chức tuyển cử thống nhất đất nước.
Sau đó, Chiến tranh Việt Nam tiếp tục bùng nổ với sự tham gia của quân đội Mỹ từ năm 1965. Tuy nhiên, các chiến lược của Mỹ không đem lại kết quả như mong đợi., chính thức tham gia chiến tranh. Tình hình trở nên hỗn loạn và nội bộ nền Đệ nhị Cộng hòa bị suy sụp sau nhiều giai đoạn đảo chính. Cuối cùng, sau Hiệp định Paris năm 1973, quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Việt Nam, nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn với việc QLVNCH vi phạm hiệp định.
Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được Sài Gòn, chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.
Thời kỳ đầu sau thống nhất (1976 – 1986)
Từ năm 1976 đến 1986, sau khi thống nhất, Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn và khủng hoảng kinh tế – xã hội. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất quốc gia, đổi tên thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng và tỷ lệ lạm phát tăng cao. Xung đột biên giới với Trung Quốc và chiến tranh biên giới Việt – Trung diễn ra, gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Việt Nam cũng phải đối mặt với xâm phạm và cuộc tấn công của quân đội Khmer Đỏ từ Campuchia. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của chính phủ, Việt Nam đã tiến hành can thiệp và chấm dứt chế độ Khmer Đỏ tại Campuchia, mặc dù phải đối mặt với cuộc tấn công của Trung Quốc đang ủng hộ chế độ Khmer Đỏ. Toàn bộ những thử thách này đã đặt ra sức ép lớn đối với chính trị và quản lý kinh tế của Việt Nam.
Trong thập niên 1980, tình hình khủng hoảng kinh tế và các xung đột biên giới đã khiến Việt Nam đối mặt với cuộc khủng hoảng “Hoa kiều”, khi nhiều người gốc Hoa chạy khỏi nước. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc cũng tấn công và chiếm đóng một số bãi đá và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Thời kỳ đổi mới (1986 – nay)
Từ năm 1986 khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI triển khai chính sách “Đổi Mới” dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Văn Linh. Chính sách này nhằm cải cách cơ cấu Đảng, chính quyền, và kinh tế theo hướng thị trường với định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc đổi mới đã mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế được cải thiện đáng kể, từ một quốc gia nhập khẩu và nhận viện trợ từ nước ngoài, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh và trở thành một trong những nước khẩu gạo lớn nhất thế giới. Lạm phát giảm dần và kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước và khu vực, tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO và APEC. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như cải cách thể chế, và tái cơ cấu kinh tế để nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
Ngày 31/12/2015, Việt Nam tham gia thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN – ASEAN Economic Community (AEC), bao gồm 10 quốc gia thành viên. Tham gia AEC mang đến cơ hội quý báu để Việt Nam tăng cường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài để bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới.
Như vậy, qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam luôn giữ vững tinh thần độc lập dân tộc. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.